Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Sa dây rau là tình trạng dây rau bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rau trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rau sau khi vỡ ối. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai bị chết trong vòng 30 phút. Cứ 300 trẻ chào đời có 1 ca mắc sa dây rau.
Sa dây rau là một cấp cứu Sản khoa hàng đầu vì gây suy thai cấp do việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ
Sản phụ Nguyễn Thị Huyền T. 27 tuổi, địa chỉ Xuân phương – Nam Từ Liêm – Hà Nội, song thai 35 tuần, con quý hiếm nhờ làm IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung). Sản phụ bị ra nước ối tại nhà và nhập viện lúc 15h40 ngày 13/1/2019. Sau khi thăm khám ThS. Bs Nguyễn Văn Lựu thấy tim thai chậm, khám thấy cổ tử cung 3cm, có sờ thấy dây rau ở âm đạo. Thông báo cấp cứu khẩn đã được thực hiện, sản phụ được đưa thẳng lên phòng mổ và được ThS. Bs Nguyễn Văn Lựu mổ lấy thai kịp thời. 15h50 em bé đầu tiên, thai trai, ngôi ngược bị sa dây rau chào đời, bé hồng hào, khóc tốt, phản xạ tốt, Apgar 8,9,10. Ngay sau đó 15h52 bé thứ 2, thai gái, ngôi đầu chào đời hồng hào khóc tốt.
Ngày 24/1/2019 BSCK I Mai Thị Hương cũng mổ lấy thai cấp cứu thành công một trường hợp sản phụ chuyển dạ lần II – sa dây rau. 01 bé trai 3800 gr chào đời, hồng hào, khóc tốt, Apgar 8,9,10.
Sa dây rau cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để giữ tính mạng cho cả mẹ và con
ThS Bs Nguyễn Văn Lựu khuyến cáo các sản phụ: Khi bị vỡ ối, sản phụ nên đến ngay bệnh viện để được Bác sĩ khám và cấp cứu kịp thời đề phòng những trường hợp không may. “Trung bình 1 tháng Khoa Sản Bệnh viện 19-8 chào đón hơn 300 e bé chào đời /1 tháng cả mổ đẻ, đẻ thường và cấp cứu hơn 100 trường hợp phụ khoa. Ngoài ra với đội ngũ điều dưỡng , nữ hộ sinh đã được đào tạo chuyên khoa sản phụ khoa. Chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sản phụ khoa cho tất cả các sản phụ.” – ThS Lựu cho hay.