Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Tamiflu có phải là thuốc tốt nhất để giúp bạn chống lại bệnh cúm không?

Thuốc kháng virus như tamiflu có thể giúp hạn chế các triệu chứng cúm và rút ngắn thời gian hồi phục. Tuy nhiên đây có phải là thuốc tốt nhất để chống lại bệnh cúm không?

Khi bị cúm người bệnh thường có các triệu chứng như: Ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, đau đầu và sốt… Thuốc tamiflu giúp giảm triệu chứng hoặc ít nhất là rút ngắn thời gian bị bệnh, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau cơn cúm.

Thuốc chỉ được dùng khi có đơn kê của bác sĩ (nghĩa là người bệnh cần đi khám để được nhận đơn thuốc khi cần thiết).

1.Tamiflu là gì?

Tamiflu (oseltamivir) là một loại thuốc kháng virus đường uống được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh cúm.

Tuy nhiên cần lưu ý, để thuốc có hiệu quả, người bệnh phải bắt đầu dùng thuốc trong vòng 48 giờ sau khi cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Sau khi được kê đơn, người bệnh sẽ dùng thuốc 2 lần/ngày, trong 5 ngày.

2. Tác dụng của tamiflu

Chỉ dùng tamiflu khi có đơn của bác sĩ

Tamiflu can thiệp vào các protein mà virus cúm sử dụng để sinh sản, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể có thời gian tiêu diệt virus.

Tamiflu có thể được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng, được sử dụng ở người ngay sau khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.

Đối với người đã nhiễm cúm, thuốc có tác dụng hạn chế các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, dùng tamiflu được dùng trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng có thể giúp giảm khoảng một ngày mắc bệnh.

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng, ở những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên (những người bị bệnh nặng hơn và các tình trạng sức khỏe khác), có thể cắt bớt đến hai đến ba ngày khi sử dụng tamiflu.

Trong khi tamiflu hoạt động chống lại bệnh cúm, nhưng thuốc không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm virus khác như cảm lạnh thông thường hoặc COVID-19. Ngoài ra, thuốc cũng không chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.

3. Ai nên dùng tamiflu?

Tamiflu dùng tốt nhất cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như những người có vấn đề về miễn dịch hoặc các vấn đề về phổi.

Những người mắc các bệnh dưới đây nên dùng thuốc nếu mắc bệnh:

  • Bệnh đái tháo đường.

  • Hen suyễn hoặc các rối loạn hô hấp khác.

  • Tình trạng gan, máu hoặc thần kinh.

  • Bệnh tim hoặc bệnh thận mãn tính.

  • Nó cũng là một lựa chọn khả thi cho những người thừa cân.

Ngay cả khi bạn không đáp ứng các tiêu chí này, hãy trao đổi với bác sĩ, vì có những lý do khác khiến bạn cần dùng thuốc này.

4.Tác dụng phụ và rủi ro

Một số tác dụng phụ thường gặp của tamiflu bao gồm:

• Tiêu chảy

• Đau đầu

• Buồn nôn hoặc nôn...

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, bao gồm:

• Các phản ứng dị ứng như phát ban da, ngứa hoặc nổi mề đay và sưng mặt, môi hoặc lưỡi.

• Lo lắng, bối rối hoặc hành vi bất thường.

• Các vấn đề về hô hấp.

• Ảo giác hoặc mất liên hệ với thực tế.

• Da đỏ, phồng rộp, bong tróc hoặc lỏng lẻo, kể cả bên trong miệng.

• Co giật.

5. Cách trị cúm tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh

https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2022/8/4/photo-1659610027419-1659610027896759323388.jpg

Tiêm phòng cúm hàng năm giúp ngăn ngừa mắc và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh

Như vậy, tamiflu chủ yếu sử dụng đối với bệnh nhân mắc cúm nặng, hoặc đối tượng có nguy cơ bệnh tiến triển nặng.

Dùng tamiflu khi không cần thiết, người bệnh có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc, làm cho người mệt mỏi hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.

Sử dụng tamiflu không đúng cách, cũng sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc (giống như vi khuẩn). Việc lạm dụng tamiflu có thể gia tăng sự xuất hiện virus kháng thuốc, sẽ làm mất khả năng điều trị cúm khi bệnh nhân tiến triển nặng. Điều này sẽ càng nguy hiểm khi thuốc trị cúm còn rất hạn chế.

Vì vậy, tốt hơn bất kỳ biện pháp điều trị nào là thực hiện các bước để tránh bệnh cúm, và hãy bắt đầu bằng việc tiêm phòng cúm.

Tiêm phòng cúm hàng năm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, và cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

_suckhoedoisong.vn_