Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
1. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là gì?
Là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn trong đó tinh trùng sau khi đã được lọc rửa để đạt số lượng và độ di động tốt nhất sẽ được bơm trực tiếp vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng.
2. Chỉ định:
Rối loạn phóng noãn.
3. Điều kiện:
* Quy trình thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung:
4.Tỉ lệ thành công:
15-20%/1 chu kì trong 3 chu kì đầu. Từ chu kì thứ 4 tỉ lệ thành công giảm mạnh. Chỉ nên IUI tối đa 3-6 chu kì.
Các yếu tố tiên lượng tốt gồm:
– Thời gian vô sinh ngắn < 2năm.
– Vợ < 35 tuổi.
– Nguyên nhân rối loạn phóng noãn.
– Nguyên nhân do rối loạn giao hợp, xuất tinh.
– Nguyên nhân do cổ tử cung.
– Kích thích buồng trứng với thuốc tiêm Gonadotropin.
Các yếu tố tiên lượng xấu gồm:
– Thời gian hiếm muộn > 2 năm.
– Vợ > 38 tuổi.
– Tinh dịch đồ bất thường : tổng tinh trùng di động < 10triệu/l.
– Có các yếu tố đi kèm : tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung.
– KTBT bằng thuốc uống.
5. Thủ thuật IUI
Thủ thuật không đau, không chảy máu, thời gian thực hiện chỉ 5-10 phút, bệnh nhân chỉ cần nằm nghỉ 15-20 phút sau bơm. Bệnh nhân vẫn đi làm bình thường sau bơm, chỉ kiêng không vận động quá mức.
6. Nên bơm 1 hay 2 lần?
Thời gian IUI tuỳ thuộc vào thời điểm cho hCG. IUI thường được chỉ định thực hiện 2 lần sau khi cho hCG 24 và 48 giờ, hoặc 1 lần vào 34 – 38 giờ.
Hiện tai các chứng cứ cho thấy IUI 2 lần cho tỉ lệ thành công tương tự IUI 1 lần.
7.Tinh trùng sau khi lọc rửa có thể sống bao lâu?
Tinh trùng bình thường có thể sống trong ống sinh dục nữ và còn khả năng thụ tinh với trứng trong ít nhất từ 2 – 4 ngày.
8. Nên kiêng giao hợp bao lâu trước và sau khi IUI?
Thời gian kiêng giao hợp tốt nhất là từ 3 – 5 ngày. Đây là thời gian tốt nhất về khả năng sống và di động của tinh trùng.
Sau IUI nên quan hê lại sau 14-18h để làm tăng khả năng thành công của IUI.
9. Sau khi IUI tinh trùng có thể chảy ra ngoài không?
Tinh trùng đã được cô đặc ở 1 thể tích nhỏ để IUI (~0.5ml), khi đã được bơm vào buồng tử cung thường không chảy ngược ra ngoài. Tuy nhiên, đôikhi người bệnh có cảm giác ướt ở âm đạo sau khi IUI có thể là do dịch nhầy cổ tử cung bị chảy ra ngoài hoặc do nước muối sinh lý mà Bác sĩ đã dùng để lau rửa âm đạo và cổ tử cung trước khi thực hiện IUI.
10. Có bao nhiêu nang noãn thì sẽ có tỉ lệ có thai cao nhất?
Để thực hiện phương pháp IUI thì thường số nang noãn lý tưởng để có tỉ lệ có thai cao nhất là từ 2 – 4 nang. Nếu số nang nhiều hơn nữa thì tỉ lệ có thai s không những không cao hơn mà nguy cơ đa thai và quá khích buồng trứng cũng sẽ tăng theo.
11. Có nên IUI khi tinh trùng bình thường không?
Ở những cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân, tức là không có những bất thường về tinh dịch đồ nhưng sau một thời gian dài không ngừa thai mà vẫn không có thai thì cũng nên thực hiện IUI.
12. IUI bằng tinh trùng tươi không lọc rửa có được không?
Lọc rửa tinh trùng nhằm loại bỏ tinh dịch, loại bỏ phần lớn nguy cơ nhiễm trùng. Loại bỏ những tinh trùng chết, lựa chọn những tinh trùng tốt trong 1 thể tích nhỏ để IUI và để tránh nguy cơ sốc phản vệ xảy ra khi IUI nên tốt nhất nên lọc rửa tinh trùng trước khi IUI.
13. Lấy tinh trùng để IUI như thế nào?
Người chồng có thể lấy tinh trùng bằng tay tại bệnh viện hay tại nhà, nếu lấy tại nhà thì nên mang đến Bệnh viện trong vòng từ 30 – 60 phút sau khi lấy. Nếu gặp khó khăn nên gặp Bác sĩ để được tư vấn thêm.
14. Biến chứng có thể gặp khi IUI:
– Dị ứng thuốc kích thích buồng trứng: Đa phần ít người dị ứng, nếu đị ứng các Bác sĩ có thể đổi sang nhóm khác, nặng thì phải ngừng chu kì.
– Đa thai: ở VIệt nam đa thai khoảng 22.4 %, tam thai trở lên 8.4%.
Tỉ lệ đa thai liên quan thuốc KTBT (Gonadotropin đa thai nhiều hơn Clomiphecitrate).
Khi đa thai để đảm bảo an toàn phải nhập viện để giảm thai.
– Quá khích buồng trứng: 1%/ chu kì IUI liên quan sự phát triển nhiều nang noãn.
Là hội chứng gồm buồng trứng to ra có nhiều nang + tràn dịch đa khoang do tăng tính thấm thành mạch, khởi phát bằng hCG.
Điều trị gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều đạm + nhập viện để chọc dịch và truyền đạm.
_Bs. Khổng Thị Vân – Khoa Sản phụ khoa và KHHGĐ_